Theo bạn công nghệ bảo mật nào trên smartphone an toàn nhất?
Chắc chắn rằng những chiếc smartphone trên thị trường đều được trang bị ít nhất một tính năng, công nghệ để bảo mật. Vấn đề bảo mật trên các thiết bị Android cũng thường xuyên được đem ra “mổ xẻ” vì nó quá đại trà và mức độ an toàn kém.
Tuy nhiên, lần này chúng ta sẽ không nói riêng Android nữa mà sẽ cùng đánh giá chung công nghệ bảo mật trên các nền tảng hệ điều hành, và đưa ra kết luận công nghệ nào an toàn nhất hiện nay.
1. Mã PIN
Mở đầu danh sách sẽ là một công nghệ được xem là cổ nhất hay truyền thống nhất, mã PIN. Phương pháp bảo mật này đã từng xuất hiện từ rất lâu và ngày nay thường được áp dụng trên các máy “trắng đen”.
Ưu điểm của công nghệ này đó chính là sự tiện dụng cũng như thao tác cài đặt nhanh chóng. Tuy nhiên điểm bất lợi là người dùng thường xuyên quên mã mình đã cài đặt và rất khó để khôi phục máy bằng những dữ liệu cá nhân.
2. Mật khẩu
Một phương pháp khác cũng dùng cách nhập tương tự mã PIN đó là mật khẩu. Tuy nhiên, công nghệ mật khẩu cho phép người dùng nhập cả chữ cái cũng như ký tự thay vì chỉ là số như mã PIN. Nhờ vậy mà tính an toàn cũng cao hơn nhưng vẫn có khuyết điểm là khó khôi phục khi quên mất mật khẩu.
3. Vẽ mẫu hình
Đây được xem là một phương pháp phổ biến nhất trên smartphone Android. Với công nghệ bảo mật này, người dùng chỉ cần vẽ đúng mẫu cài đặt ban đầu là có thể mở máy rất nhanh chóng và tiện lợi.
Tuy nhiên công nghệ này cũng có khá nhiều mặt hạn chế như vẽ sai có thể gây khóa máy tạm thời, tay ướt khó vẽ chính xác hay những hành động vô tình chạm vào màn hình làm máy hiểu nhầm người dùng đang bắt đầu vẽ,…
4. Khóa thông minh (smart lock)
Smart lock đã được giới thiệu lần đầu tiên trên phiên bản Android 5.0 Lollipop. Thật sự công nghệ này rất tiện dụng, bạn có thể ở khóa, mở smartphone thông qua một thiết bị khác và chỉ cần "khai báo" sự hiện diện của bạn.
Hiện tại, smart lock đã có thể cài đặt chế độ mở khóa khi đang nằm trong túi người dùng. Tuy rằng công nghệ này khá hay và rất tiện lợi nhưng cũng có khá nguy hiểm và dễ bị xâm nhập vào thiết bị.
5. Quét mống mắt
Một công nghệ dần phổ biến trong nhiều năm trở lại đây chính là công nghệ quét mống mắt. Đây được xem là một trong những công nghệ tân tiến nhất và bảo mật nhất.
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thành thục các thao tác cài đặt hay sử dụng nhất là đối với người cao tuổi. Một số trường hợp cũng gặp khó khăn khi sử dụng công nghệ này là người bị cận thị hay có các vấn đề về mắt phải đeo kính.
6. Quét vân tay
Quét vân tay hiện tại đã là một công nghệ quá quen thuộc. Ở một vài năm trở lại đây, công nghệ này đã được phổ cập xuống các dòng máy tầm trung thậm chí là giá rẻ chứ không còn riêng gì các smartphone cao cấp như trước đây.
Ghi điểm cộng cho công nghệ này đó chính là tính bảo mật khá cao và thao tác mở khóa đơn giản. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế là khi tay bị ướt hay cảm biến gặp vấn đề thì khó có thể mở máy.
7. Nhận diện khuôn mặt
Thật ra công nghệ này đã xuất hiện từ lâu khi bản Android 4.0 được ra mắt. Nguyên lý hoạt động lúc bấy giờ cũng khá đơn giản, thiết bị sẽ chụp một tấm hình khuôn mặt chủ nhân chiếc smartphone bằng camera trước, sau đó lưu vào hệ thống. Khi muốn mở khóa, thiết bị sẽ chụp một bức ảnh khác và so sánh với ảnh gốc.
Với sự phát triển như lúc bấy giờ, công nghệ này được đánh giá có sự an toàn kém và thiếu tính thực tế.
Và ở năm 2017, công nghệ này một lần nữa được mọi người khắp nơi nói tới và dự đoán sẽ bùng nổ trên thị trường vào năm 2018. Cái tên giúp hồi sinh công nghệ này không ai khác đó chính là Apple với chiếc iPhone X.
Hiện tại người dùng đang nghi ngờ khả năng bảo mật của công nghệ này và cho rằng khó thao tác khi ở ngoài trời đúng lúc người dùng có che chắn. Nhiều người đùa vui rằng “Ninja ở Việt Nam không biết mở khóa như thế nào đây”.
Và đó là những công nghệ bảo mật được biết đến trên các smartphone hiện nay. Bạn đang sử dụng công nghệ nào và bạn đánh giá công nghệ nào an toàn nhất hay có bất kỳ ý kiến nào muốn thảo luận, hãy bình luận bên dưới nhé.
#Nguồn: thegioididong
Viết bình luận